07/05/2021
Ngoài việc được đẩy mạnh dòng vốn đầu tư trong năm 2021, Long An còn là 1 trong 3 tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhóm tốt nhất với 70,37 điểm/100 điểm. Với thang điểm này, Long An đã đánh dấu mức tăng 5 thứ hạng so với năm 2019.
Liên tục khẳng định ưu thế
Liên tiếp là tỉnh thuộc top 3/63 tỉnh, thành có chỉ số PCI tốt nhất, từ năm 2018 đến năm 2020, Long An khẳng định là địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt với điểm số tăng dần theo hàng năm, lần lượt từ 68,09 điểm lên 70,73 điểm. Chỉ số PCI được xem là tiếng nói quan trọng của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại Long An, điều này chứng minh nhà đầu tư đang có cái nhìn lạc quan vào tỉnh nhà.
Không dừng lại ở đó, quý 1 vừa qua, Long An một lần nữa chứng minh trước nhà đầu tư về sức hút của tỉnh khi trở thành địa phương hút dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất toàn quốc với gần 3,2 tỷ USD, chiếm 32% vốn FDI của Nhà nước. Mới đây, Long An được khẳng định là tỉnh có đủ điều kiện để phát triển vùng kinh tế công nghệ cao và định hướng trở thành vùng kinh tế công nghệ cao hàng đầu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chính những thế mạnh sẵn có về vị trí - kinh tế lẫn điều kiện tự nhiên, Long An có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn cho phát triển kinh tế - xã hội chẳng những cho tỉnh nhà mà còn cho cả vùng, khu vực. Trước hoạch định nói trên, Long An đang mở ra một tương lai tươi sáng hơn, kỳ vọng vùng đất màu mỡ sẽ được khai thác tối ưu và trở thành “vùng trũng” thu hút nhà đầu tư mới. Hiện nay, các nhà đầu tư đã và đang nhận thấy giá trị mà thị trường Long An mang lại trong thời gian tới.
Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng kinh tế bình quân của Long An đạt 9,11%/năm, dẫn đầu khu vực ĐBSCL. Với khoảng 2 triệu dân (đứng thứ 15 cả nước), Long An cũng là địa phương có mật độ dân số đông, nguồn lao động trẻ dồi dào phục vụ chiến lược phát triển kinh tế.
Nằm giáp ranh TPHCM, Long An được xem là dấu gạch nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ. Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - tài chính - công nghệ cao của TPHCM, Long An được xem như khu vực mở rộng để di dời các nhà máy công nghiệp một cách thuận tiện nhất.
Hiện Long An đang có 36 khu/cụm công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 80%. Nhờ đó, Long An đang trở thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ của ĐBSCL.
Hiện nay, Long An đang hoàn thành việc nâng cấp các tuyến quốc lộ 1A, 50, 62, N2. Các tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành giúp Long An kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành... cũng đang hứa hẹn nhiều triển vọng.
Mới đây TP.HCM đã làm việc với các tỉnh, thành điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt đi qua địa bàn TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ có tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD.
Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, metro 3A Bến Thành - Tân Kiên cũng đang rục rịch khởi động trong khi cao tốc Bến Lức - Long Thành, TPHCM - Trung Lương - Cần Thơ đang chuẩn bị đưa vào hoạt động. Các dự án hạ tầng này không chỉ xây dựng hệ thống giao thông hiện đại cho vùng đô thị TPHCM mà còn mở lối hình thành các đô thị vệ tinh tại Long An.
Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư, góp phần mở rộng các thị trấn, thị tứ; đồng thời tạo lập thêm nhiều điểm dân cư đô thị mới trên địa bàn Long An. Theo quy hoạch, giai đoạn từ 2021-2030, Long An sẽ phát triển 29 đô thị ở các khu vực giáp ranh TPHCM.
Các chiến lược kết nối giao thông cơ bản giữa Long An và toàn vùng được thực hiện thông qua việc phát triển các tuyến đường bộ quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai TPHCM, đường sắt TPHCM - Cần Thơ… cùng với mạng lưới giao thông thủy tiềm năng rất lớn.
Theo tờ trình của Sở Nội vụ TPHCM vào giữa tháng 3 vừa qua, giai đoạn 2021 - 2025 TPHCM sẽ chuyển 3 huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn thành quận. Thông tin này không chỉ lập tức tác động đến giá nhà đất ở các địa phương này mà lan mạnh về Long An.
Các doanh nghiệp đang tranh thủ gom đất ở Bến Lức, Cần Giuộc chuẩn bị triển khai dự án trong khi các nhà đầu tư tìm kiếm các dự án pháp lý sạch để "xuống tiền". Tình hình giao dịch nhộn nhịp hứa hẹn đưa thị trường bất động sản Long An bứt phá mạnh mẽ trong năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.
Rõ ràng, thị trường bất động sản Long An đang trong giai đoạn chín muồi với rất nhiều chuyển động tích cực. Không chỉ hưởng lợi lớn trước mắt từ các chỉ số phát triển kinh tế hay thông tin quy hoạch đô thị của TPHCM, Long An còn nắm giữ những lợi thế bền vững về phát triển công nghiệp - dịch vụ, hệ thống hạ tầng, thu hút FDI và vị trí địa lý kết nối liên vùng thuận lợi.
Tất cả đảm bảo cho bất động sản Long An sẽ phát triển bùng nổ trong dài hạn.
Theo: tuoitre.vn
Chuyên gia cho rằng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất Việt Nam 10 năm qua. Trong đó, chung cư đạt mức sinh lợi gần 300%, đất nền 237%,... so với quý 1/2015.
Với những tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế và sự điều chỉnh hợp lý của cung cầu, thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sẽ bước vào giai đoạn phát triển bền vững và ổn định vào năm 2025.
Theo giới chuyên gia, thị trường bất động sản nhiều khả năng sẽ tiếp tục “tăng nhiệt” trong giai đoạn cuối năm 2024 và năm 2025 - khi hàng lang pháp lý mới đi vào cuộc sống.
Sự kiện
1 Tháng 6
15 Tháng 2
8 Tháng 3